PHÂN BIỆT ĐÔNG TRÙNG VÀ NHỘNG TRÙNG THẢO

Trong 5 năm lại đây, thị trường Đông trùng Hạ thảo ở Việt Nam phát triển ào ạt, đặc biệt là các sản phẩm nuôi cấy nhân tạo tràn lan khắp mọi nơi. Trong số nhiều loại trùng thảo, có 2 loại có giá trị hơn cả, được sử dụng trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật, đó là nấm Cordyceps sinensis và nấm Cordyceps militaris, cùng họ nhưng khác loài. Tuy nhiên, 2 loại nấm này đang gây ra sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng. Dưới đây là 9 tiêu chí để phân biệt 2 loại sản phẩm này 

1. Về phân bố địa lý
- Đông trùng Hạ thảo (Cordyceps sinensis): Sinh trưởng trong tự nhiên và phân bố chủ yếu ở các cao nguyên có độ cao hơn mặt nước biển từ 3.500 - 5.000m, ở dãy Himalaya như: Tây Tạng, Bhutan, Nepal…


- Nhộng trùng thảo: Thường được tìm thấy ở độ cao 0 - 2.000m tại nhiều nơi trên thế giới. sản phẩm này hiện đang được nuôi cấy nhân tạo ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.


2. Hình thức ký sinh

- Đông trùng Hạ thảo: ký chủ là sâu bướm Thitarodes vùng Tây Tạng. 

 Nhộng trùng thảo: ký chủ là nhộng tằm, sâu bướm và côn trùng cánh cứng, cánh mềm. 


3. Vòng đời
- Đông trùng Hạ thảo: Mùa đông là con sâu, mùa hè là cây cỏ. Mùa đông, khi ấu trùng của sâu bướm chui xuống đất để trú đông, chúng nhiễm phải bào tử nấm. Sau đó, bào tử nấm sẽ dùng hết chất dinh dưỡng của loài sâu bướm này và giết chết vật chủ. Mùa hè đến, từ đầu con sâu mọc lên chồi dạng như cây cỏ nên được gọi là Hạ thảo.

- Nhộng trùng thảo: cũng là dạng nấm ký sinh trên sâu, nhộng, côn trùng nhưng vòng đời không tuân theo nguyên tắc “Đông trùng- Hạ thảo”. 

4. Đặc điểm nhận dạng
Đông trùng Hạ thảo: Cây nấm mọc trên đầu con sâu. Phần thân (đông trùng) có màu nâu nhạt, phần cây (hạ thảo) có màu nâu sậm.

Nhộng trùng thảo: Nấm có thể mọc trên bất kỳ bộ phận nào của con sâu. Thân cây nấm có màu vàng cam ngả hồng, đầu nấm dạng chùy. 


5. Thành phần hóa học
-
 Đông trùng Hạ thảo: Gồm 18 acid amin khác nhau, 24 - 26%; protein; chứa nhiều vitamin A, C, B12, B2, E, K…; Nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, natri, selen…; 82,2% Acid béo không no trên tổng lượng acid béo toàn thể; Các hoạt chất sinh học quý như cordycepin, polysaccharide, acid cordyceptic, sterol, adenosine , cordymin, lovastatin, cordysinin A, B, C, D, E…

Nhộng trùng thảo: Có thành phần hóa học khiêm tốn hơn: Gồm 17 loại acid amin và hàm lượng lysine; Vitamin A, B; Khoáng chất như đồng, selen...; Acid béo không no như linoleic, oleic, linolenic; Hoạt chất sinh học quý như cordycepin; Polysaccharide (CPS1, CPS2), 

6. Tác dụng

- Đông trùng Hạ thảo: Chống ung thư nhờ hoạt chất cordycepin; Tăng miễn dịch nhờ hợp chất hữu cơ polysaccharide; Giảm cholesterol “xấu” LDL, hạn chế xơ vữa động mạch, giảm huyết áp ở người bị tăng huyết áp nhờ hoạt chất lovastatin; Chống oxy hóa mạnh mẽ; Tăng cường chức năng thận, giãn nở phế quản; Tăng cường chức năng sinh dục; Có khả năng kháng viêm, kháng virus, kháng sinh cao nhờ vào hợp chất myriocin; Tăng cường chức năng tiêu hóa chuyển hóa. Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu. Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận. Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim, giữ ổn định nhịp đập của tim. Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm. Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể. Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể. Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể. Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh. Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao. Kháng viêm và tiêu viêm,...


Nhộng trùng thảo: Chống ung thư; Chống oxy hóa nhờ hợp chất CM-hs-CPS2; Tăng số lượng tinh trùng; Ức chế virus, điều hòa miễn dịch; Kháng sinh, kháng viêm; Tan huyết khối.

7. Giá trị và chất lượng

- Đông trùng Hạ thảo: Chỉ có thể thu hoạch ngoài tự nhiên trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao, việc thu hoạch tràn lan dẫn đến tình trạng khan hiếm, khiến giá của loại Đông trùng Hạ thảo này lên tới 1,5 -2 tỷ/kg.

Nhộng trùng thảo: Hiện được nuôi cấy nhân tạo với giá khoảng 10-20 triệu/kg.

8. Nuôi cấy
- Đông trùng Hạ thảo: Hiện nay chưa có một quốc gia nào trên thế giới nuôi thành công dạng giống thu ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, dạng hệ sợi (sinh khối) đã được nuôi cấy thành công, và đưa Việt Nam là nước thứ 5 nuôi cấy thành công Đông trùng Hạ thảo dạng sinh khối chủng Tây Tạng, cho ra hàm lượng hoạt chất không thua kém nhiều so với dạng tự nhiên mà giá thành lại rẻ hơn nhiều lần. 

 
Nhộng trùng thảo: Hiện đã nuôi cấy thành công tại nhiều nước trên thế giới. Môi trường nuôi cấy loài này cũng khá đơn giản và dễ dàng. 


9. Xếp loại hàng hóa

- Đông trùng Hạ thảo: Giá trị bổ dưỡng, chữa bệnh của Đông trùng Hạ thảo vượt xa nhộng trùng thảo đúc kết từ quá trình sử dụng nhiều năm qua ở phương Đông và qua các phân tích thành phần hóa học, dược lý, thực tiễn, Đông y đã công nhận . Được coi là hàng cao cấp quý hiếm,

 Nhộng trùng thảo: Có thể dễ dàng tìm kiếm và mua đại trà. 

                

Mặc dù không thể phủ nhận những giá trị mà nhộng trùng thảo đem lại khi xét về mặt khoa học, nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn nhưng những cơ sở doanh nghiệp này cũng không nên đánh đồng sản phẩm của mình là “Đông trùng Hạ thảo” vì dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Vì thế, bài viết này cung cấp cho các bạn những thông tin kiến thức đúng chuẩn, giúp các bạn có thể hiểu đúng về Đông trùng Hạ thảo và phân biệt Đông trùng Hạ thảo và Nhộng trùng thảo.

_______________________________

☎️ LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO UY TÍN
- Hotline : 0936491066/ 0978085902
- Address : 26 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
📲 TRUY CẬP THÊM THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM :
 

 



Comments

Popular Posts